Bugi đánh lửa trên ô tô và Chuẩn đoán những Pan bệnh thường gặpcủa xe

 CHẨN BỆNH ĐỘNG CƠ QUA CÁC DẤU HIỆU CỦA BUGI ĐÁNH LỬA
Bugi là chi tiết rất nhỏ trong chiếc ô tô của bạn, nhưng lại đóng vai trò quan trọng trong hoạt động và phát huy công suất tối đa của động cơ, nó có nhiệm vụ là sinh ra tia lửa điện giữa hai điện cực: cực (+ ) trung tâm và cực (- ) nối máy (vỏ máy, thân xe), để đốt cháy hỗn hợp nhiên liệu gồm không khí – xăng dưới áp suất cao.
Vì vậy việc đánh giá khả năng làm việc của động cơ thông qua chất lượng đánh lửa của bugi là việc làm cần thiết và thường xuêng đối với các chủ xe ô tô. Thanglong.auto xin tổng hợp những kiến thức kinh nghiệm của mình để chia sẻ trao đổi cùng các cụ trong nhóm, sau đây là 5 dấu hiệu cơ bản của bugi mà chúng ta có thể đưa ra chẩn đoán tình trạng của động cơ.
Trước khi tháo bu-gi kiểm tra cần để cho động cơ nguội lại sau khi nổ khoảng 15 phút để tránh gây mất an toàn cho người tháo
1. Bugi có màu vàng nâu:

bugi có mầu đỏ gạchKhi bugi có màu vàng nâu ( các bác thợ còn hay gọi là màu đỏ gạch cua) điều đó chứng tỏ động cơ hoạt động bình thường, tỷ lệ không khí – xăng ổn định nên các thành phần cơ học khác cũng sẽ ổn đinh.

2. Bugi có màu đen và khô:

 

Bugi có màu đen và khô. Nếu gặp bugi có màu đen và khô điều này chứng tỏ: Bình xăng con ( hay còn gọi là Bộ chế hoà khí BCHK ) với các xe sử dụng hệ thống nhiên liệu dựa trên nguyên lý chênh lệch áp suất, gặp hiện tượng trên là do xuất hiện muội than trên các điện cực bu-gi nguyên nhân xảy ra có thể do BCHK cung cấp lượng xăng dư nhiều hơn yêu cầu, lượng không khí cũng cấp bị thiếu. Và có thể các cụ để xe ô tô của mình chạy ở chế độ cầm chừng quá lâu. Đối với dòng xe phun xăng điện tử, thì nguyên nhân sẽ phức tạp hơn nhiều, có thể kim phun, họng ga bị bẩn, chất lượng phun nhiên liệu giảm không tơi xốp dẫn đến dư xăng trong quá trình làm việc, áp lực xăng giảm, hoặc do cảm biến chân ga gửi tín hiệu về sai về Ecu điều khiển, dẫn đến việc tính toán lượng nhiên liệu cần phun bị sai lệch,….. Chúng ta cần thực hiện một số công việc sau:
• Cần điều chỉnh lại bình xăng con, thay lọc gió động cơ. Vệ sinh kim phun, họng ga, bu-gi, và có thể cần cân chỉnh lại kim phun của động cơ
• Đồng thời lắng nghe tiếng thở của động cơ để xem có tiếng gõ tạch tạch không, nếu có chúng ta phái nghĩ đến HT phân phối khí,
3. Bugi đen và ướt:


Bu gi có màu đen và ướt có thể buồng đốt động cơ bị rò rỉ nhớt vào xi lanh và bị đốt và sinh ra muội than ướt bám trên bugi.
• Nguyên nhân chính gây ra hiện tượng này có thể là do hở van, hở séc măng hay do xi lanh bị mòn.
• Nếu kèm theo đó, xe có hiện tượng khói xanh và mùi khét thì phải kiểm tra lại toàn bộ động cơ càng sớm càng tốt.
Bugi có màu đen và ướt.
4. Bugi có màu trắng:


Bugi có màu trắng
Nguyên nhân chính làm cho bugi có màu trắng:
• Khi thay bugi không phù hợp: có khoảng cách nhiệt lớn chỉ số octan quá thấp, hệ thống làm mát bị làm mát động cơ kém hiệu quả, các cụ có thể nghĩ ngay đến quạt làm mát, vấn hằng nhiêtj, két làm mát bị tắc hoặc bình xăng con bị điều chỉnh cấp nhiều lượng không khí.Đối với các dòng xe phun xăng thì có thể nghĩ thêm về cảm biến oxi đo nồng độ khí xả không còn chính xác,
5. Bugi bị mòn cực tâm:

Khi bugi bị mòn cực tâm nguyên nhân có thể là do thời gian đánh lửa quá sớm, bộ phận làm mát bị hư hỏng, hoặc do thiếu dầu bôi trơn.

Bugi bị mòn cực tâm.
Trên đây, là 5 dấu hiệu khác thường của bugi đánh lửa. Hy vọng những kiến thức chúng tôi chia sẻ có thể hỗ trợ cho anh em trong nhóm có thêm kinh nghiệm trong việc bảo dưỡng và chăm sóc xế yêu của mình. Các cụ cần thông tin, bài viết gì thì xin để lại comment phía dưới ah, và mong rằng chỗ nào còn thiếu sót xin được các anh em bổ sung thêm để thăng long.auto có các bài viết tốt hơn!